Chắc hẳn những ai làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đều thực hiện qua bước chuyển phôi. Đây là một bước quan trọng trong một chu kỳ IVF. Chuyển phôi có 2 loại là chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh. Trong bài viết này, hãy cùng IVF Việt Âu tìm hiểu chi tiết về chuyển phôi tươi nhé!
1. Chuyển phôi tươi là gì?
Trứng sau khi được thụ tinh với tinh trùng của người chồng (hoặc mẫu trong ngân hàng tinh trùng) được tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được các chuyên viên trong phòng thí nghiệm nuôi cấy lên ngày 3 hoặc ngày 5 trong phòng sạch, tủ ấm 37 độ C (nhiệt độ mô phỏng tử cung của người mẹ). Phôi sau khi đủ điều kiện, bác sĩ kiểm tra niêm mạc người mẹ có độ dày lý tưởng sẽ tiến hành chuyển trực tiếp vào tử cung của người mẹ để thụ thai, đây được gọi là chuyển phôi tươi.
2. Quy trình chuyển phôi tươi
Trước chuyển phôi
Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ thuốc kích trứng và bắt đầu sử dụng từ ngày 2 hoặc ngày 3 chu kỳ kinh. Thời gian sử dụng phác đồ thuốc khoảng 10 – 12 ngày tùy vào tình trạng đáp ứng thuốc nhằm tối đa lượng noãn thu được.
Song song với quá trình chọc trứng, tạo phôi và nuôi phôi bác sĩ sẽ dử dụng phác đồ thuốc để niêm mạc đáp ứng đủ điều kiện cho phôi làm tổ, tăng tối đa tỷ lệ thành công và giảm nguy cơ đa thai.
Giai đoạn này các mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
- Thăm khám theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng đúng phác đồ thuốc.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chết và hạn chết các chất kích thích, rượu bia,…
- Chủ động nâng cao thể chất, tập luyện thể dục, ngồi thiền để chuẩn bị thể trạng và tâm trạng tốt nhất cho quá trình chuyển phôi.
Chuyển phôi
Trước khi chuyển phôi, bệnh nhân sẽ được ký một số giấy tờ và đối chiếu thông tin bằng sinh trắc vân học.
Chuyên viên phôi sẽ tiến hành chuyển bị phôi và keo dính phôi (nếu có).
Bác sĩ tiến hành đặt mỏ vit, vệ sinh cổ tử cung bằng dụng cụ y tế. Sau đó tiến hành đưa catheter có chưa phôi vào buồng tử cung dưới sự hỗ trợ của siêu âm.
Sau khi đặt phôi vào đúng vị trí mong muốn, tiến hành rút catheter ra ngoài và chuyển sang phòng thí nghiệm để các chuyên viên phôi kiểm tra xem có còn xót phôi không.
Sau chuyển phôi
Bệnh nhân sẽ được nằm nghỉ ngơi và theo dõi khoảng 1-2 tiếng.
Khi cảm thấy ổn định, bạn có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường
*Lưu ý:
- Không hoạt động mạnh như: chạy nhảy, chơi thể thao,…hạn chế tắm bồn.
- Tiếp tục sử dụng phác đồ thuốc duy trì theo chỉ định của bác sĩ.
- Giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan tránh lo âu “tin vui con sẽ về”.
- Theo dõi tình trạng cơ thể và báo lại bác sĩ nếu có những bất thường.
- Thử thai sau 14 ngày, không nên thử sớm vì trước đó có thể phôi chưa làm tổ sẽ gây nên hoang mang, lo lắng.
XEM THÊM: Chuyển phôi là gì? Lưu ý bạn cần phải biết khi chuyển phôi
XEM THÊM: [HOT] Tại sao phải trữ đông trứng? Chi phí trữ đông trứng mới nhất hiện nay
3. Ưu nhược điểm của việc chuyển phôi tươi
Ưu điểm
- Chuyển phôi tươi giúp giảm bớt thời gian điều trị từ 3-5 ngày.
- Phôi được chuyển trực tiếp nên hạn chế áp lực từ quá trình trữ đông, rã đông phôi.
- Tiết kiệm được chi phí trữ đông phôi, gia hạn trữ đông phôi.
Nhược điểm
- Một trong những rủi ro cao nhất của chuyển phôi tươi đó là triệu trứng quá kích buồng trứng (OHSS) ảnh hưởng đến thai kỳ.
- Không thể đem đi sinh thiết phôi giúp phát hiện những bất thường phôi thai gia đoạn sớm, từ đó không thể sinh con như ý, khỏe mạnh.
- Quá kích buồng trứng có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết và gây ảnh hưởng đến việc đậu thai
- Không phải ai cũng có thể phù hợp chuyển phôi tươi.
4. Lưu ý cần biết khi chuyển phôi tươi
Lựa chọn phương pháp chuyển phôi phù hợp
Quyết định chuyển phôi tươi hay đông lạnh cần được thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ điều trị.
Mỗi cặp vợ chồng có điều kiện sức khỏe và tình trạng sinh sản khác nhau, do đó, việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa khả năng thành công.
Theo dõi sau quá trình chuyển phôi
Sau khi thực hiện chuyển phôi tươi, việc theo dõi cẩn thận là rất quan trọng.
Người phụ nữ cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, bao gồm việc dùng thuốc hỗ trợ nội tiết, tránh các hoạt động mạnh quá mức, và theo dõi các dấu hiệu bất thường.
Tâm lý thoải mái
Quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn là quãng thời gian vô cùng dài cần sự kiên trì và một tinh thần thoải mái.
Không nên lo lắng thử thai sớm sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi.
XEM THÊM: Xét nghiệm nội tiết tố nữ có thật sự cần thiết?
XEM THÊM: Dấu hiệu chuyển phôi thành công sau 14 ngày
Kết Luận
Chuyển phôi tươi là một phương pháp đặc biệt trong thụ tinh ống nghiệm (IVF) mang lại nhiều ưu điểm bên cạnh đó cần có một số nhược điểm cần lưu ý. Chưa có nghiên cứu nào cho rằng việc chuyển phôi tươi tốt hơn phôi đông lạnh và ngược lại, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau.
Quyết định chọn chuyển phôi tươi cần dựa trên sự tư vấn của bác sĩ và điều kiện cụ thể của từng cặp vợ chồng. Việc theo dõi cẩn thận và chuẩn bị một tâm lý thoải mái cũng là yếu tố quan trọng giúp quá trình này diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Trên đây là bài viết chi tiết về chuyển phôi tươi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể nhắn tin cho trung tâm giải đáp hoặc liên hệ trực tiếp hotline 0835.215.115
Địa chỉ: Tầng 3, Nhà E, Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt, Đường Nguyễn Tất Thành, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Đường dây nóng: 0835.215.115
Website: ivfvietau.vn
Fanpage: Đơn vị Hỗ trợ sinh sản Việt Âu – Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt